Bỏ qua nội dung

Nghiện Internet?

Tháng Ba 14, 2018

Internet, dụng cụ được phát minh để giúp chúng ta liên hệ với nhau tốt hơn có thể biến ta thành một nô lệ chứ nó không giúp ta sống hạnh phúc hơn.

Đuối sức vì máy tính ?

Làm sao giúp những nô lệ Internet thành… tự do?

.

Xin mời đọc , bài đã đăng từ  2013:

 

https://dantri.com.vn/khoa-hoc/coi-chung-hien-tuong-nghien-internet-1377609011.htm

 

Chuyện của Thierry Crouzet

Trong mười lăm năm làm việc tích cực với Internet, Thierry Crouzet là một tác giả có tiếng của nhiều sách về kỹ nghệ thông tin, ông viết blog và viết tiểu thuyết. Một hôm, ông đã “phát nổ giữa trời”, đuối sức ngất xỉu như bị đứng tim, phải đi khẩn cứu ở bệnh viện và sau đó phải “điều trị” trong hơn sáu tháng.

Sau biến cố này, ông hiểu ra rằng Internet, dụng cụ được phát minh để giúp chúng ta liên hệ với nhau tốt hơn đã biến ông thành một nô lệ chứ nó không giúp ông sống hạnh phúc hơn.

Để cứu vãn tình thế, để duy trì liên hệ với vợ và để tự cứu mình, ông đã đóng cửa, không đụng tới internet trong sáu tháng, đi du lịch ở miềm nam nước Pháp, một nơi… khỉ ho cò gáy, không khả năng bắt nối với Wifi, ông làm quen với Yoga – tập thiền – nhờ tư vấn của một bác sĩ tâm lý và sống với thiên nhiên – để hết bị lệ thuộc bởi Internet.

Chuyện của ông, Thierry Crouzet kể trong quyển sách ông vừa xuất bản (1).

Từng trang, ông kể rằng ông phải từ từ “cai” Internet như người ta cai rượu hay cai thuốc phiện. Ông đã phải trải qua các khủng hoảng vì “thiếu”, ông đã khổ sở vì phải bỏ thói quen, ông phải bồn chồn chờ tin của bạn bè nhưng ông phải tập sống… chậm hơn vì không dùng tới phương tiện Internet.

Những kinh nghiệm tương tự như kinh nghiệm của ông Thierry Crouzet đã được kể bởi ông Remy Oudghiri, Giám đốc Viện nghiên cứu Dư luận Ipsop (2): “Có người lên Internet suốt ngày, trên giường ngủ, ở tiệm ăn, trong những phòng chờ, trên xe buýt… Thành ra phải làm sao tránh cho họ sự lệ thuộc đó”.

Lệ thuộc Internet có nhiều hậu quả, năm 2006, tức là lúc tình trạng chưa phổ biến hay “trầm trọng” như hiện nay, nghiên cứu Ipsos cho thấy là 54% người được hỏi trả lời là họ dành nhiều thời gian để truy cập internet hơn là để sống với người khác. Con số này lên đến 71%, năm rồi.

Một số sinh viên cho là vì truy cập internet nhiều nên họ không thi đậu cuối năm.

Làm sao giúp những nô lệ Internet thành… tự do? (3)

Trên thị trường, nhiều chuyên gia tâm lý bắt đầu nghiên cứu vấn đề và đề nghị những phương thức, trực tiếp chữa ngay người …bệnh, hay gián tiếp, giúp tất cả mọi người không trở thành lệ thuộc.

Một nhóm khoa học gia Pháp đang hoàn thành phát minh một loại giấy dán tường cách sóng Wifi – tương tự như nguyên tắc giấy cách nhiệt – Nhà sản xuất Ahlstrom dự trù sẽ cho ra thị trường loại giấy này năm tới.

Vài trường học đã nghĩ tới việc dùng giáy dán tường này để ngăn – mà không cần cấm – học trò không nối mạng internet được trong giờ học.

Đồng thời một số trường khác tổ chức một loại lớp suy nghĩ về khả năng bị lệ thuộc mạng Internet, facebook, Twitter để “giáo dục” học trò.

Trong lĩnh vực du lịch, chuổi khách sạn Westin chẳng hạn, đề nghị khách hàng của họ gữi smartphones và máy tính bảng của họ ở quầy lễ tân.

Một số xí nghiệp khác, thí dụ hảng Mỹ Digital Detox (cai nghiện máy tính) hay reSTART(bắt đầu lại ), tổ chức những kỳ đi nghỉ hè ở những nơi không nối mạng được.

Hảng xe Volkswagen quyết định là không gửi thư điện tử cho nhân viên từ 18 giờ 15 mỗi ngày cho đến 7 giờ sáng hôm sau để cho mọi người không cần phải nối mạng 24 giờ trên 24 mỗi ngày.

Những người “yếu đuối” và bị nô lệ Internet hơn nữa thì có thể mua một phần mềm, với giá là 15 đô la, để trang bị máy tính của họ và họ sẽ không nối mạng được.

Nguyễn Huỳnh Mai

__________________________________

Sách tham khảo có dẫn trong bài:

(1) Crouzet T., J’ai débranché – Comment revivre sans internet après une overdose. NXB Fayard, 2013.
(2) Oudghiri R., Déconnectez-vous! Ou comment rester soi-même à l’ère de la connexion généralisée. NXB Artea, 2013.

Đã đóng bình luận.